Bản lưu trữ: Bản lưu trữ Hãy thực hiện biện pháp chống động đất trong khả năng có thể!! ~Nếu chuẩn bị sẵn sàng thì động đất sẽ không còn đáng sợ nữa~

Nơi phát hành: Tỉnh Shiga Dịch thuật, biên soạn: Nhóm tình nguyện viên "Mimitaro" và Hiệp hội quốc tế tỉnh Shiga http://www.s-i-a.or.jp

  1. Khi nghe thấy tiếng nổ lớn "Đùng!" và tiếng rung lắc "Rầm rầm!"
  2. Đừng bối rối bởi tình trạng hỗn loạn xung quanh khi đang ở địa điểm bên ngoài
  3. Nếu làm theo cách này thì có thể cố định được đồ nội thất
  4. Hãy chuẩn bị sẵn vật dụng cần mang theo khi khẩn cấp
  5. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa thứ cấp của trận động đất
  6. Hãy quyết định trước cách liên lạc với gia đình
  7. Hãy tính đến cuộc sống khi đi sơ tán
  8. Cùng nắm vững phương pháp sơ cứu
  9. Bản ghi chép hữu ích khi có thiên tai động đất (Bản lưu trữ)

Khi nghe thấy tiếng nổ lớn " Đùng !" và tiếng rung lắc " Rầm rầm!" Không hốt hoảng, hãy bình tĩnh

Gần đây, hay có động đất xảy ra tại nhiều khu vực ở Nhật Bản. Ngay cả ở tỉnh Shiga cũng có khả năng xảy ra rung lắc mạnh trên diện rộng của tỉnh do đứt gãy địa tầng dọc phía tây hồ Biwa và địa chấn Tonankai, Nankai. Chúng tôi sẽ cung cấp kỹ lưỡng thông tin phòng chống động đất để bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp

Xảy ra!

  • Trước tiên phải tập trung vào việc bảo vệ chính bản thân mình. Hãy chui xuống gầm bàn hoặc giường, khi đang ngủ thì hãy dùng chăn hoặc gối để bảo vệ đầu.
  • Hãy luyện tập thói quen tắt lửa ngay cả khi có rung lắc nhẹ. Tuy nhiên, hệ thống cung cấp ga có gắn đồng hồ ngắt ga tự động nên không cần phải chú ý quá mức.

1–2 phút sau

  • Bảo đảm lối thoát hiểm. Hãy mở cửa ra vào, cửa sổ để bảo đảm lối thoát hiểm. Tại các khu chung cư, cửa ra vào thường đóng kín nhưng cửa sổ thì tương đối dễ mở.
  • Kiểm tra nguồn lửa và thực hiện chữa cháy ban đầu
  • Hãy đi giày dép ngay cả khi ở trong nhà. Bảo vệ bàn chân khỏi kính vỡ, để có thể sơ tán ngay lập tức
  • Xác nhận sự an toàn của gia đình. Nếu có nguy cơ nhà bị sập, bị chôn vùi khi sạt lở núi thì hãy sơ tán ngay lập tức. Khi bạn đi ra ngoài, hãy cẩn thận chú ý xem có mảnh kính vỡ, mái ngói, biển hiệu rơi xuống không.

3–5 phút sau

  • Hãy chuẩn bị sẵn vật dụng cần mang theo khi khẩn cấp
  • Hãy kiểm tra xem có hỏa hoạn ở khu lân cận không.
  • Hãy thu thập thông tin. Hãy thu thập các thông tin chính xác từ đài phát thanh v.v...để không bị nhầm lẫn bởi tin đồn nhảm.

5–10 phút sau

  • Hãy kiểm tra về sự an toàn của người cần hỗ trợ khi xảy ra thiên tai trong khu vực.

10 ph tiến út s g đồ sa au - Vài ng hồ u

  • Nếu có nguy cơ sập nhà do dư chấn hoặc đám cháy lan rộng thì phải đi sơ tán.
  • Hãy đến trường học đón con.
  • Phòng chống xảy ra hỏa hoạn. Hãy khóa van ga. Đóng cả cầu dao điện khi ra khỏi nhà.
  • Khi bạn rời khỏi nhà để đi sơ tán thì nên ghi lại lời nhắn về địa điểm sơ tán của bạn trong một tờ giấy và dán vào một nơi dễ nhìn như trước cửa ra vào

Cho đến 3 ngày sau

  • Hãy lấy đồ dùng tích trữ cho lúc khẩn cấp ra. Sống tự lập là nguyên tắc nhưng giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là điều quan trọng.
  • Hãy hợp lực với hàng xóm để tạo thành tổ chức phòng chống thiên tai tự chủ, thực hiện các hoạt động cứu trợ và phòng cháy chữa cháy. Đồng thời cũng thực hiện thông báo từ cục phòng cháy chữa cháy.
  • Hãy đi thành nhóm khi đi sơ tán. Sơ tán bằng cách đi bộ, không lại gần các bức tường bê tông, dây điện bị đứt, cửa kính.
  • Hãy thu thập thông tin. Hãy để ý đến các thông báo của tỉnh, thành phố, thị trấn.

~Đừng bối rối bởi tình trạng hỗn loạn xung quanh khi đang ở địa điểm bên ngoài~

~Hãy ưu tiên đến những người cần hỗ trợ khi xảy ra thiên tai~

*Ưu tiên những người cần hỗ trợ khi xảy ra thiên tai: Những người gặp khó khăn khi tự mình ứng phó với thiên tai như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, người bệnh hoặc người khuyết tật.

Nếu làm theo cách này thì có thể cố định được đồ nội thất

Hãy sáng tạo sắp xếp đồ nội thất.

  • Không để đồ nội thất trong phòng ngủ.
  • Đặc biệt là không đặt đồ nội thất cỡ lớn trong phòng người cao tuổi và trẻ em.
  • Không ngủ ở hướng mà đồ nội thất dễ đổ
  • Không để đồ đạc ở gần cửa ra vào
  • Để đồ nội thất sao cho có đổ cũng không chặn lối thoát.

Hãy chuẩn bị sẵn vật dụng cần mang theo khi khẩn cấp

Vật dụng cần mang theo khi khẩn cấp

Đồ dự trữ để mang đi khi sơ tán. Hãy chuẩn bị sẵn cạnh gối hoặc dưới giường cùng với giày, găng tay, mũ bảo hiểm v.v... Mức vừa đủ là 15kg cho nam, 10kg cho nữ, đối với trẻ em thì ở mức tự mang được. Hãy phân chia đồ dùng vào ba lô riêng của mỗi người để phòng khi bị tách nhóm.

  • Các loại khác bao gồm bộ sạc pin điện thoại di động (loại có thể sạc ở ổ cắm thuốc lá của xe hơi, loại sạc một lần rồi bỏ), sữa bột, bình sữa, tã giấy, thuốc chống mẩn ngứa, bông ngoáy tai, bản copy của sổ tay sức khỏe mẹ con, đồ ăn dặm, thuốc hay dùng và bản sao đơn thuốc, cháo, máy trợ thính, đài radio v.v...
  • Nếu để con dấu, sổ tiết kiệm, sổ đỏ, trang sức có giá trị trong túi mang theo thì sẽ bị trộm nhắm vào, hãy bảo quản ở một nơi an toàn có thể lấy ra bất cứ lúc nào.

Đồ dự trữ khẩn cấp

Đồ dự trữ dùng cho bản thân cho đến khi nhận được công tác cứu trợ. Lượng tiêu chuẩn cho cả gia đình dùng tầm khoảng 3 ngày. Hãy bảo quản ở nơi có thể lấy ra ngay lập tức.

Chỉ cần mua thừa ra đồ hay ăn, hay dùng và tích lại là sẽ thành 「đồ dự trữ khẩn cấp」 đầy đủ. Đừng quên thay đồ cũ bằng đồ mới hơn!

Các trang thiết bị khác

Hãy để đồ dự trữ ở nơi có thể sử dụng ngay lập tức.

  • Nhà bếp, phòng khách (Bình cứu hỏa)
  • Dụng cụ để thoát hiểm từ cổng hay cửa ra vào (Dụng cụ như rìu v.v...)
  • Dụng cụ để thoát hiểm từ tầng 2 (Dây thừng)

Hãy để giày thể thao, găng tay, khăn tắm, thực phẩm nhiều calo, nước, quần áo dễ di chuyển, bản đồ lộ trình, ảnh của gia đình v.v..trên bàn và tủ có khóa của bạn trong trường hợp cần đi bộ từ nơi làm việc về nhà.

Có thể mua ở đâu ?

Có rất nhiều đồ dùng chuyên dụng ở quầy đồ dùng khi có thiên tai và cửa hàng đồ dã ngoại, nhưng đa phần các đồ dùng này có thể mua ở cửa hàng, quầy hàng thông thường. Khi mua sắm lúc bình thường hãy tìm mua luôn cả đồ dùng cần thiết khi có thiên tai.

  • Đồ ăn khẩn cấp: Hãy chuẩn bị đồ ăn thông thường mang đi hàng ngày ngoài bánh mì hộp. Đừng quên thay đồ cũ bằng đồ mới hơn.
  • Đèn pin, đài radio: Có thể mua được ở cửa hàng điện máy thông thường. Ngoài ra còn có một loại phát điện thủ công không cần pin.
  • Mũ bảo hiểm: Có thể mua mũ bảo hiểm tại home center hoặc cửa hàng bán vật liệu và thiết bị xây dựng. Có thể tìm cả mũ bảo hiểm dùng để đi xe máy và chơi thể thao.

Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa thứ cấp của trận động đất

3 cơ hội chữa cháy

Khi cảm thấy có rung chấn

Nếu những rung chấn lúc đầu không quá mạnh thì hãy nhanh chóng dập tắt đám cháy. Hãy luyện tập thói quen dập tắt lửa ngay cả khi có rung lắc nhỏ.

Khi rung chuyển đã giảm

Khi đang rung chấn mạnh mà tiếp cận nguồn lửa thì sẽ rất nguy hiểm. Hãy chờ cho sự rung chấn giảm xuống thì dập tắt lửa.

Khi xảy ra hỏa hoạn

Thời gian 3 phút kể từ lúc có hỏa hoạn là thời gian quyết định. Ngay cả khi có hỏa hoạn nhỏ thì phải hét lớn để hàng xóm tới giúp và gọi 119 thông báo cho phòng cháy chữa cháy. Ngoài bình cứu hỏa và nước, hãy tận dụng tối đa những vật có trong tầm tay như chăn. Nếu lửa lan lên trần nhà thì hãy nhanh chóng đi sơ tán. Trong khả năng có thể hãy đóng cửa ra vào và cửa sổ của các phòng đang cháy để chặn không khí vào.

Cách sử dụng bình cứu hỏa

<1> Dùng ngón tay kéo chốt an toànく

<2> Tháo vòi xịt ra và hướng vòi phun về phía ngọn lửa

<3> Bóp chặt van tay cầm để chất chữa cháy trong bình sẽ được phun bọt

<4> Hãy quét qua quét lại từ trái và phải
<5> Chữa cháy theo hướng quay lưng về phía cửa ra vào, để không lạc mất lối thoát bởi khói và chất chữa cháy

Cách sử dụng bình cứu hỏa

Chú ý khi sơ tán hỏa hoạn

  • Nếu đám cháy di chuyển lên trần nhà, giới hạn chữa cháy ban đầu, hãy sơ tán ngay lập tức
  • Ưu tiên cho những người cần hỗ trợ khi có thiên tai, thảm họa
  • Đừng quan tâm đến quần áo và đồ đạc mà hãy đi sơ tán càng sớm càng tốt.
  • Tuyệt đối đừng chần chừ, hãy chạy một mạch cho đến khi thoát khỏi đám cháy
  • Giữ tư thế của bạn ở mức thấp để không bị chìm trong khói
  • Khi đã thoát ra rồi thì không chạy vào nữa
  • Nếu có người chậm chân thì hãy báo cho nhân viên cứu hỏa gần đó

Về bảo hiểm động đất

Thiệt hại của hỏa hoạn do động đất (bao gồm cả cháy lan) thì sẽ không được trả tiền bảo hiểm từ bảo hiểm hỏa hoạn. Vì vậy, hãy xác nhận với công ty bảo hiểm xem trong hợp đồng của bảo hiểm động đất có bao gồm bảo hiểm hỏa hoạn không.

Hãy quyết định trước cách liên lạc với gia đình

Để ưu tiên liên lạc khi khẩn cấp, hãy sử dụng các phương tiện liên lạc khác với các thành viên trong gia đình thay vì gọi điệns

  • Quay số「171」dịch vụ gửi lời nhắn khi có thiên tai của NTT
  • Đường truyền tín hiệu của điện thoại công cộng được chỉ định ưu tiên, dễ kết nối nên hãy kiểm tra các địa điểm điện thoại công cộng xung quanh.
  • Vì việc kết nối đến một khu vực ở xa dễ dàng hơn so với kết nối trong khu vực xảy ra thiên tai, mỗi người có thể liên lạc với họ hàng ở khu vực xa để nhờ tập trung thống nhất thông tin hộ.

Quay số dịch vụ gửi lời nhắn khi có thiên tai

Có thể trải nghiệm cách dùng vào ngày mùng 1 hàng tháng, 3 ngày tết, tuần lễ phòng chống thiên tai (30/8 đến 5/9) và tuần lễ tình nguyện và phòng chống thiên tai (15/1 đến 21/1)

Hãy nhớ số "171"!

Cách sử dụng dịch vụ gửi lời nhắn khi có thiên tai

  1. Ghi âm 171→1
    Phát lại 171→2
  2. Số bạn muốn liên lạc với khu vực bị thiên tai từ bên ngoài khu vực bị thiên tai, và số điện thoại nhà riêng từ vùng bị thiên tai.
    (000)000-0000
  3. Khi để lại lời nhắn (Trong vòng 30 giây mỗi cuộc, tối đa 10 trường hợp)
    Khi nghe lời nhắn

Có thể sử dụng điện thoại thông thường (đường dây bấm phím kết nối, đường dây kết nối tự động), điện thoại công cộng, điện thoại di động, PHS* v.v...

  • * Ngoại trừ một bộ phận doanh nghiệp

Cũng có thể sử dụng "Bảng thông báo khi có thiên tai" bằng điện thoại di động

  • Đây là dịch vụ sử dụng chức năng email
  • Có thể sử dụng NTT Docomo, au, Soft Bank Mobile v.v... (Hãy liên hệ với công ty điện thoại di động để kiểm tra)
  • Hãy kiểm tra lại cách sử dụng.

Khoảng 40% là "Không thể làm gì"

Trận động đất lớn Hanshin Awaji xảy ra vào ngày 17 tháng 1 năm 1995. Khi làm bản điều tra phỏng vấn xem lúc đó mọi người đã hành động thế nào thì đến 39.5% số người được hỏi đã trả lời rằng "họ không thể làm gì”. Khi mọi người sợ hãi thì cơ thể cứng lại không cử động nổi, dễ rơi vào tình trạng hoảng loạn. Nếu bạn không thể hành động bình tĩnh trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ có nguy cơ mất cả tính mạng. Chúng ta hãy thảo luận với cả gia đình là phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp, để không hoảng sợ khi trận động đất xảy ra.

Hành động được thực hiện trong trận động đất lớn Hanshin Awaji (Nhiều câu trả lời)

(Phiên bản của cục cứu hỏa thành phố Kobe "Ghi chép dữ liệu hoạt động cứu hỏa trong trận động đất lớn Hanshin Awaji")

Hãy tính đến cuộc sống khi sơ tán

Đó là cuộc sống bất tiện và không có riêng tư nhưng hãy thấu hiểu tâm trạng của nhau vào lúc đó và giúp đỡ lẫn nhau

  • Hãy giao tiếp tốt với những người không tham gia vào các tổ chức phòng chống thiên tai và hội tự trị tại các địa phương, người cần giúp đỡ khi có thiên tai, khách du lịch để họ không cảm thấy cô độc, hoặc bản thân cũng không cảm thấy cô độc.
  • Trước khi lo lắng ở nơi sơ tán hãy trao đổi với nhân viên của hội tự trị tại các địa phương, nhân viên chăm sóc sức khỏe và cảnh sát.
  • Không gây phiền hà đến người khác.
  • Cố gắng giải tỏa căng thẳng, áp lực. Ngay cả tập thể dục nhẹ nhàng cũng có hiệu quả.
  • Hoạt động của nơi sơ tán không giao cho chính quyền hoặc tình nguyện viên mà các tổ chức phòng chống thiên tai sẽ đóng vai trò chính quản lý và điều hành.
  • Cảm và sốt siêu virut có nguy cơ lan rộng. Hãy rửa tay, súc miệng và nếu cần thiết thì đeo khẩu trang.
  • Khi trú lại ở trong xe, hãy chú ý hội chứng hạng phổ thông (bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu). Vì lý do bất đắc dĩ là ở trong xe thì hãy uống nước thường xuyên, và tập thể dục cho đôi chân. Có vẻ giới hạn thời gian ở trong xe là vài ngày.

Đối với những ngôi nhà tại khu xảy ra thiên tai

Nhân viên thẩm định sẽ đi đánh giá mức độ nguy hiểm của thiệt hại thứ cấp cho ngôi nhà, dán miếng nhãn dán gần cửa ra vào.

  • Ở hầu hết các ngôi nhà, hệ thống ga được cài đặt để tự động ngắt khi xảy ra động đất hơn 5 độ. Hãy kiểm tra trước phương pháp kiểm tra an toàn và phục hồi.
  • Xả nước trước khi sử dụng nhà vệ sinh để kiểm tra xem hệ thống thoát nước đã phục hồi chưa. Nếu có hỏng hóc thì liên lạc với văn phòng thành phố. Trước khi mở cầu dao điện, hãy kiểm tra xem có mùi ga không.
  • Nếu bị rò rỉ ga, hãy thông gió đầy đủ. Lúc đó, hãy cẩn thận không bật quạt thông gió.

Cùng nắm vững phương pháp sơ cứu

Trường hợp có nhiều người bị thương cùng lúc như trong thiên tai động đất thì nghĩ là không thể hy vọng được sự giúp đỡ từ cứu hộ khẩn cấp. Hãy tiếp thu phương pháp sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Phương pháp cầm máu

Nếu bạn bị chảy máu nhiều, bạn có thể ngạc nhiên và sợ hãi, nhưng hãy bình tĩnh và thực hiện cầm máu ngay lập tức. Thông thường, thì người lớn có thể bị mất 400ml máu mà không vấn đề gì, nhưng nếu mất hơn 1/3 lượng máu trong cơ thể (khoảng 1,500 ml) thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hãy quan sát xem máu chảy ra từ đâu, như thế nào, mất khoảng bao nhiêu.

  • Máu phun thành tia ⇒ xuất huyết động mạch: Hãy cầm máu khẩn cấp càng sớm càng tốt
  • Máu chảy ra thành dòng ⇒ xuất huyết tĩnh mạch: Hãy nhanh chóng cầm máu
  • Máu rỉ ra

Phương pháp cầm máu bằng ép trực tiếp lên vết thương

  • Dùng băng gạc hoặc vải sạch đủ lớn đế che vết thương và ấn mạnh vào đó
  • Để vết thương cao hơn tim
Phương pháp cầm máu bằng ép gián tiếp

Trong lúc chuẩn bị cầm máu bằng ép trực tiếp mà máu phun ra thành tia thì ấn vào động mạch gần tim tính từ chỗ chảy máu lên xương.

Gãy xương

  • Đặt thanh nẹp cố định vào chỗ xương gãy, rồi đưa đến cơ sở y tế.
  • Nếu không có thanh nẹp nào phù hợp, hãy thay thế một vật quen thuộc như là tấm ván, tạp chí, ô, thùng giấy v.v...

Bị bỏng

  • Dội nước để làm mát vùng da bị bỏng
  • Trường hợp bị bỏng nặng thì đừng để áp lực nước tác động trực tiếp lên vết bỏng mà hãy ngâm vết bỏng vào nước trong chậu rửa mặt v.v...
  • Trường hợp quần áo cháy gây bỏng thì mặc nguyên quần áo như vậy và dội nước từ từ.
  • Trường hợp bị bỏng trên diện rộng, hãy dùng vòi phun hoặc chậu để đổ nước hoặc dùng miếng thảm sạch đã ngâm nước để làm mát chỗ bị bỏng
  • Trường hợp trẻ em bị bỏng trên diện rộng thì hãy làm mát bằng cách cho đứng trong bồn tắm, ngoại trừ mùa lạnh

Bạn cũng có thể gặp các tình huống khác cần hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim. Bạn hãy tìm hiểu học hỏi phương pháp hô hấp nhân tạo tại các buổi huấn luyện do cục phòng cháy chữa cháy, ban quản lý tỉnh thị trấn, hội chữ thập đỏ Nhật Bản tổ chức. Ngay cả nhóm lặn hàng đầu cũng mở khóa học phương pháp sơ cứu.

Bảng ghi chép giúp ich khi có động đất thiên tai (Bản lưu trữ)